HƯỚNG DẪN Kỹ thuật chăm sóc cho lúa mới cấy sau rét và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh đầu vụ Xuân năm 2023

Đăng lúc: 02/02/2023 (GMT+7)
100%

Hiện nay, trên địa bàn xã trà lúa Xuân muộn đang cấy. Do thời gian qua, các đợt không khí lạnh tăng cường, gây rét đậm, rét hại kéo dài làm một số diện tích lúa chuyển vàng, rễ thâm và chết chòm. Đặc biệt là diện tích cấy sớm, gieo sạ, cấy mạ non, cấy bằng mạ khay, chân ruộng thiếu nước.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời gian tới tình hình thời tiết có những diễn biến khó lường, không khí lạnh liên tục tăng cường, nhiệt độ xuống thấp. Trước tình hình trên, UBND xã hướng dẫn bà con nông dân một số biện pháp kỹ thuật để chăm sóc và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại cho lúa đầu vụ như sau:

maxresdefault.jpg

* Biện pháp chăm sóc cho lúa mới cấy và mạ Xuân:

- Đối với lúa mới cấy: Với diện tích lúa đã cấy, hiện nay lúa đã bén rễ hồi xanh, một số diện tích đã bắt đầu đẻ nhánh: Cần tiếp tục duy trì lớp nước mặt từ 3 – 5 cm với phương châm là lấy nước làm áo nhằm tăng cường khả năng chống chịu rét, tuyệt đối không được để ruộng khô cạn. Trong thời gian này không được chăm sóc, đặc biệt là bón phân đạm. Đối với diện tích lúa bị ảnh hưởng, khi nhiệt độ trên 15oC, kiểm tra, đánh giá và có phương án cấy dặm hoặc cần thiết gieo lại bằng các giống lúa ngắn ngày (như HN6, Bắc thơm số 7,….) khi thời tiết ấm cần tranh thủ tỉa dặm và bón thúc bằng các loại phân hỗn hợp, phức hợp NPK chuyên dùng để lúa bén rễ, hồi xanh, đẻ nhánh sớm.

- Đối với mạ chưa cấy:

Với những diện tích mạ còn lại đang được che phủ nilon: Tiếp tục duy trì độ ẩm trên mặt luống, tốt nhất là để rãnh có nước và mở nilon khi trời nắng ấm. Bổ sung thêm bón tro bếp, phân chuồng ủ mục chống rét cho mạ, không bón đạm cho mạ trước khi cấy; khi thời tiết ấm, nhiệt độ trung bình ngày trên 150C khẩn trương gieo cấy.

* Biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh đầu vụ:

- Đối với ốc bươu vàng:

Trên đồng ruộng đang xuất hiện ốc bươu vàng ở những chân ruộng sâu trũng hoặc dọc kênh mương tập trung gây hại, hại mạnh giai đoạn lúa hồi xanh –

đầu đẻ nhánh, cần ưu tiên biện pháp thủ công như: Thu gom ổ trứng, thu gom ốc

trưởng thành, nơi có mật độ cao có thể sử dụng các loại thuốc Dioto 250EC,

Honeycin 6GR, Milax 100GB,.... để phòng trừ.

- Đối với ruồi đục nõn:

Dự kiến bệnh phát sinh và hại mạnh khi lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh, đặc biệt khi có nền nhiệt ấm ấp. Cần kiểm tra và chỉ khuyến cáo phun thuốc trên diện tích bị hại có tỷ lệ lá hại >10% (đối với ruồi đục nõn), không xử lý thuốc trên diện rộng làm ảnh hưởng đến môi trường và sự phát sinh của rầy vào cuối vụ. Các

loại thuốc sử dụng như: Virtaco 40 WG, Neretox 95WP, Dylan 2 EC, Comda gold 5WG, ….

Trên đây là hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cho lúa Xuân sau rét và phòng trừ một số sâu bệnh khác hại lúa vụ Xuân 2023. UBND xã hướng dẫn nông dân thực hiện đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao.
TRỊNH HÀ

HƯỚNG DẪN Kỹ thuật chăm sóc cho lúa mới cấy sau rét và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh đầu vụ Xuân năm 2023

Đăng lúc: 02/02/2023 (GMT+7)
100%

Hiện nay, trên địa bàn xã trà lúa Xuân muộn đang cấy. Do thời gian qua, các đợt không khí lạnh tăng cường, gây rét đậm, rét hại kéo dài làm một số diện tích lúa chuyển vàng, rễ thâm và chết chòm. Đặc biệt là diện tích cấy sớm, gieo sạ, cấy mạ non, cấy bằng mạ khay, chân ruộng thiếu nước.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời gian tới tình hình thời tiết có những diễn biến khó lường, không khí lạnh liên tục tăng cường, nhiệt độ xuống thấp. Trước tình hình trên, UBND xã hướng dẫn bà con nông dân một số biện pháp kỹ thuật để chăm sóc và phòng trừ các đối tượng sâu bệnh gây hại cho lúa đầu vụ như sau:

maxresdefault.jpg

* Biện pháp chăm sóc cho lúa mới cấy và mạ Xuân:

- Đối với lúa mới cấy: Với diện tích lúa đã cấy, hiện nay lúa đã bén rễ hồi xanh, một số diện tích đã bắt đầu đẻ nhánh: Cần tiếp tục duy trì lớp nước mặt từ 3 – 5 cm với phương châm là lấy nước làm áo nhằm tăng cường khả năng chống chịu rét, tuyệt đối không được để ruộng khô cạn. Trong thời gian này không được chăm sóc, đặc biệt là bón phân đạm. Đối với diện tích lúa bị ảnh hưởng, khi nhiệt độ trên 15oC, kiểm tra, đánh giá và có phương án cấy dặm hoặc cần thiết gieo lại bằng các giống lúa ngắn ngày (như HN6, Bắc thơm số 7,….) khi thời tiết ấm cần tranh thủ tỉa dặm và bón thúc bằng các loại phân hỗn hợp, phức hợp NPK chuyên dùng để lúa bén rễ, hồi xanh, đẻ nhánh sớm.

- Đối với mạ chưa cấy:

Với những diện tích mạ còn lại đang được che phủ nilon: Tiếp tục duy trì độ ẩm trên mặt luống, tốt nhất là để rãnh có nước và mở nilon khi trời nắng ấm. Bổ sung thêm bón tro bếp, phân chuồng ủ mục chống rét cho mạ, không bón đạm cho mạ trước khi cấy; khi thời tiết ấm, nhiệt độ trung bình ngày trên 150C khẩn trương gieo cấy.

* Biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh đầu vụ:

- Đối với ốc bươu vàng:

Trên đồng ruộng đang xuất hiện ốc bươu vàng ở những chân ruộng sâu trũng hoặc dọc kênh mương tập trung gây hại, hại mạnh giai đoạn lúa hồi xanh –

đầu đẻ nhánh, cần ưu tiên biện pháp thủ công như: Thu gom ổ trứng, thu gom ốc

trưởng thành, nơi có mật độ cao có thể sử dụng các loại thuốc Dioto 250EC,

Honeycin 6GR, Milax 100GB,.... để phòng trừ.

- Đối với ruồi đục nõn:

Dự kiến bệnh phát sinh và hại mạnh khi lúa bước vào giai đoạn đẻ nhánh, đặc biệt khi có nền nhiệt ấm ấp. Cần kiểm tra và chỉ khuyến cáo phun thuốc trên diện tích bị hại có tỷ lệ lá hại >10% (đối với ruồi đục nõn), không xử lý thuốc trên diện rộng làm ảnh hưởng đến môi trường và sự phát sinh của rầy vào cuối vụ. Các

loại thuốc sử dụng như: Virtaco 40 WG, Neretox 95WP, Dylan 2 EC, Comda gold 5WG, ….

Trên đây là hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cho lúa Xuân sau rét và phòng trừ một số sâu bệnh khác hại lúa vụ Xuân 2023. UBND xã hướng dẫn nông dân thực hiện đúng kỹ thuật và đạt hiệu quả cao.
TRỊNH HÀ

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)
 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT TTHC

CHI TIẾT